tang-truong-moi-01

KDC đã có những bước đầu thành công với ngành hàng đang bị cạnh tranh gay gắt là thực phẩm

(ĐTCK) Hoàn thành giai đoạn chuẩn bị nền tảng, CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) sẽ chuyển sang giai đoạn tăng trưởng và mở rộng, với mục tiêu dẫn đầu ngành thực phẩm lạnh, Top 3 thị phần nội địa ngành thực phẩm thiết yếu và phục vụ cho thị trường rộng lớn hơn khi Việt Nam hội nhập quốc tế.

Năm 2016, kế hoạch lãi 1.500 tỷ đồng, tiếp tục mua cổ phiếu quỹ
ĐHCĐ thường niên KDC diễn ra cuối tuần trước đã thông qua kế hoạch năm 2016 với chỉ tiêu doanh thu 1.800 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.500 tỷ đồng. Về cổ tức, KDC tiếp tục duy trì trả cổ tức hấp dẫn bằng tiền mặt với tỷ lệ 16% trên mệnh giá.

Kế hoạch lãi trước thuế của KDC tiếp tục đột biến như năm 2015, thời điểm mà KDC chuyển giao 80% mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại, giá trị thương vụ hơn 7.840 tỷ đồng. Cũng nhờ thương vụ này, KDC ghi nhận lãi gần 5.300 tỷ đồng và cổ đông KDC đã nhận được “món quà cổ tức” năm 2015 bằng tiền mặt ở mức “khủng”, 20.000 đồng/CP, tương ứng tỷ lệ 200%.

Theo KDC, lợi nhuận năm 2016 đến từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Đáng chú ý, ĐHCĐ cũng thông qua phương án mua 26 triệu cổ phiếu quỹ với mức giá không quá 30.000 đồng/CP, đồng thời dự chi tới 760 tỷ đồng với mức giá giả định cao nhất là 30.000 đồng/cổ phiếu.Việc mua thêm cổ phiếu quỹ sẽ giúp ROE đạt 22,5% (tăng 7,3%) và EPS tăng thêm 6,7%.

Thâm nhập thị trường thực phẩm thiết yếu, bước đầu thành công
Năm 2015 là năm đánh dấu sự thâm nhập thành công của KDC vào ngành hàng thực phẩm và gia vị, đồng thời mở rộng thị phần trong mảng kem và sản phẩm từ sữa.

Kết thúc năm 2015, KDC đạt 3.140 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận gộp 1.175 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận gộp 37,4%, thấp hơn các năm trước trung bình ở mức 43%. Nguyên nhân là do năm 2015, KDC chỉ ghi nhận doanh thu từ mảng bánh kẹo trong 2 quý đầu năm, còn các ngành hàng thực phẩm và gia vị, trong đó có những sản phẩm mới bước đầu mở rộng thị trường nên chưa thể có đóng góp đột biến. Điều này cũng phù hợp với chiến lược của KDC, đó là tập trung định vị thị trường cho các sản phẩm thuộc mảng mới, đầu tư có trọng tâm để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh và bền vững.

Theo Euromonitor International, năm 2015, quy mô ngành thực phẩm Việt Nam đạt 193.500 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực thực phẩm và gia vị chiếm 24%. Thị trường thực phẩm khô đạt 70.300 tỷ đồng, bao gồm các ngành mà KDC tham gia như ngành dầu ăn là 25.600 tỷ đồng, mì gói 25.500 tỷ đồng, gia vị và nước chấm 19.200 tỷ đồng. Các ngành hàng này đều có mức tăng trưởng ổn định trong năm 2015, với dầu ăn là 8%, mì gói 5%, gia vị 4%, đặc biệt ngành kem tăng trưởng hơn 15%. Riêng với thị trường thực phẩm lạnh có quy mô 15.940 tỷ đồng, trong đó ngành kem là 2.400 tỷ đồng, sữa chua 9.300 tỷ đồng, các thực phẩm mát và lạnh khác 4.240 tỷ đồng. Hiện KDC chưa khai thác hết thị trường ngành thực phẩm lạnh, trong khi đang sở hữu hệ thống phân phối hàng đầu, nên KDC sẽ tiếp tục đầu tư để mở rộng khai thác.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm quản trị, xây dựng thương hiệu vững chãi trong lòng người tiêu dùng, hệ thống phân phối rộng khắp… KDC đã vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm đã tích lũy được và bước đầu đạt kết quả khả quan, điều không dễ cho một doanh nghiệp mới bước chân vào ngành hàng mới, nhất là ngành hàng đầy tiềm năng nhưng có sự cạnh tranh rất gay gắt như thực phẩm.

Cụ thể, theo báo cáo của Euromonitor International, KDC là đơn vị đang dẫn đầu ngành kem với thị phần 36,9%, bỏ xa đối thủ xếp gần nhất với chỉ 10,3% thị phần. KDC cho biết, so với năm 2014, tăng trưởng doanh thu của các sản phẩm kem và sữa chua năm 2015 đạt 30%. Các thương hiệu Merino, Celano, Wel Yo phát triển tốt, đặc biệt là sự ra mắt của sản phẩm sữa chua đá Wel Yo vào cuối năm 2014, KDC phải liên tục đầu tư thêm máy móc, thiết bị để tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, chỉ trong vòng 1 năm qua, KDC còn tung ra thị trường 5 sản phẩm dầu ăn ở cả 3 phân khúc (premium, mainstream, mass). Trong đó, có 2/5 sản phẩm tấn công phân khúc có biên lợi nhuận cao nhất là phân khúc premium. Đối với mì gói, KDC cũng tung ra các sản phẩm phù hợp khẩu vị Việt ở nhiều phân khúc. KDC đã đầu tư mạnh tay cho thương hiệu Đại Gia Đình và khoản đầu tư ban đầu sẽ phát huy tính hiệu quả, khi mở rộng ra các ngành hàng khác và tiếp tục tung ra các sản phẩm mới. Các chiến dịch quảng cáo, marketing sản phẩm được KDC đẩy mạnh, trong đó có 2 chiến dịch quảng bá cho trọn bộ sản phẩm đã được triển khai trong năm 2015, đó là “Gia đình là số 1, cơm nhà là ngon nhất” và “Cảm ơn Mẹ, người phụ nữ của năm”. Thông điệp ý nghĩa và gần gũi không những làm tăng độ nhận biết thương hiệu, mà còn giúp gắn kết các giá trị truyền thống gia đình, đúng với sứ mệnh của thương hiệu.

Chiến lược trong các ngành hàng
KDC cho biết, Công ty sẽ tiếp tục tận dụng các lợi thế cạnh tranh để thâm nhập sâu hơn vào ngành hàng thực phẩm, từng bước thực hiện “tham vọng” Top 3 thị phần nội địa trong lĩnh vực này và tiếp tục dẫn đầu ngành hàng thực phẩm lạnh.
Việt Nam đang chuẩn bị hội nhập sâu rộng, đặc biệt, Cộng đồng kinh tế Asean chính thức được thành lập sẽ mở ra thị trường rộng lớn 600 triệu dân, thay vì chỉ 90 triệu dân Việt Nam như hiện nay. Do vậy, với điểm tựa là ngành thực phẩm và gia vị, KDC đã đặt ra mục tiêu, tầm nhìn không chỉ ở thị trường nội địa, mà còn phục vụ người tiêu dùng bên ngoài Việt Nam, với các sản phẩm tiện lợi hằng ngày.

Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, chắc chắn và áp dụng những chuẩn mực quốc tế về quản trị, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm… mới có thể cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Cơ hội này buộc doanh nghiệp vừa phải chắc chắn, nhưng cũng phải biết chớp cơ hội để có thể thâm nhập thị trường nhanh hơn. Theo đó, chiến lược của KDC là tiếp tục thực hiện các hoạt động đầu tư, M&A vào các công ty trong ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) để mở rộng danh mục sản phẩm. KDC cẩn trọng xem xét để các quyết định đầu tư đều chắc chắn mang lại lợi nhuận trong khoảng thời gian cụ thể, đồng thời tạo nền tảng hoạt động tốt để tăng trưởng.

tang-truong-moi-02

Riêng trong năm 2016, đối với ngành kem và các sản phẩm từ sữa, KDC sẽ tiếp tục nâng cao vị thế “vua ngành lạnh” bằng cách không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm, tăng hiệu quả, từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận. KDC cho biết, Công ty sẽ đầu tư mở rộng, nâng công suất thêm 170% so với hiện tại thông qua việc xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh, vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng. Đồng thời, mở rộng hệ thống phân phối lạnh; sáng tạo thêm các sản phẩm từ sữa và tấn công sâu hơn vào ngành thực phẩm lạnh; phát triển sản phẩm thương hiệu Wel Yo, Celano, Merino.

Với ngành mì gói, KDC đánh giá đây là mảng kinh doanh có khá nhiều thách thức. Trong năm 2016, mục tiêu chiến lược của KDC là vượt qua các khó khăn trong giai đoạn đầu, ổn định nhà cung cấp, từng bước tăng thị phần, tung ra nhiều sản phẩm mới, với nhiều hương vị, trong nhiều phân khúc khác nhau. KDC cũng sẽ mở rộng hợp tác để đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Trong lĩnh vực dầu ăn, KDC dự kiến sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Tổng công ty Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex từ 24% lên 51% nhằm hợp nhất doanh thu, lợi nhuận. Sự kết hợp giữa KDC và Vocarimex được đánh giá là bổ sung thế mạnh cho nhau. Trong đó, Vocarimex với các thế mạnh về sản xuất, đảm nhận các khâu từ nguyên liệu, gia công đến đóng chai sản phẩm, còn KDC tận dụng thế mạnh về