Định hướng của KDC là hàng năm chia cổ tức 24% cổ tức tiền mặt và thưởng từ 20% bằng cổ phiếu.

“Thời điểm chín muồi để sáp nhập NKD, KIDO vào KDC”

Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng Giám Đốc Tập đoàn Kinh Đô (MCK: KDC) cho biết: Chủ trương sáp nhập các thành viên vào KDC từ cách đây 2 năm. Tuy nhiên vào thời điểm đó, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có những cơ chế hướng dẫn về những doanh nghiệp trên sàn sáp nhập. Thêm vào đó, thời điểm công ty có chủ trương sáp nhập thì khủng hoảng kinh tế xảy đã gây ra ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị thành viên dẫn đến chênh lệch giá giữa các thành viên lớn, e ngại tìm được tiếng nói đồng thuận cổ đông.

Quan điểm của KDC, đây là thời điểm khởi đầu của KDC, KDC sẽ không dừng lại ở lĩnh vực bánh kẹo, kem ăn, sữa chua & các sản phẩm từ sữa,… mà muốn tiến xa hơn. Việc sáp nhập CTCP CBTP Kinh Đô Miền Bắc (MCK: NKD), CTCP KIDO vào KDC tạo tiền đề để Kinh Đô đi tiếp chiến lược sáp nhập việc sáp nhập của các công ty thực phẩm khác vào KDC. Qua đó, đưa Kinh Đô trở thành một Tập đoàn thực phẩm đa ngành hàng đầu trong nước và khu vực với đa dạng các sản phẩm thực phẩm thiết yếu đối với người tiêu dùng. Trước mắt, Đại hội cổ đông vừa qua của công ty cũng đã thông qua chủ trương sáp nhập Vinabico vào KDC trong năm 2011.

Việc thực hiện sáp nhập được tính toán và theo lộ trình để giá của các đơn vị xích lại gần nhau.Do đó, theo ông Trần Lệ Nguyên đây là thời điểm chín muồi để sáp nhập NKD, KIDO vào KDC.

Dự kiến quý III hoàn tất sáp nhập.

Sáp nhập để cân bằng tỷ trọng đóng góp lợi nhuận ngành thực phẩm – bất động sản

Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt đông sản xuất kinh doanh thực phẩm của KDC chiếm 40% tổng lợi nhuận, bất động sản chiếm 50% còn lại lợi nhuận từ hoạt động khác. KDC được đánh giá là khá thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Trong thời gian tới, KDC tiếp tục đầu tư và chỉ đầu tư vào các dự án bất động sản tại những điểm hấp dẫn, mức sinh lời cao và rủi ro đầu tư thấp. Do đó, việc sáp nhập KIDO, NKD vào KDC sẽ giúp cho KDC cân bằng được tỷ trọng đóng góp của ngành thực phẩm và bất động sản theo chiều hướng đó, tỷ trọng ngành thực phẩm của KDC tăng lên. 

Đối với lĩnh vực bất động sản: KDC tập trung vào dự án Tân An Phước tại Hiệp Bình Phước. Dự kiến quý III/2010 sẽ khởi công dự án này. KDC kỳ vọng việc đầu tư bất động sản sẽ thu được lợi từ 2 nguồn: giá trị đất và kinh doanh địa ốc. Dự án có thể có thu từ quý IV/2010. Công ty cũng đang xúc tiến để có được quỹ đất dự án vị trí đẹp, tại trung tâm Tp. Hồ Chí Minh.

KDC cũng chủ trương không mở rộng, giảm đầu tư tài chính để giảm thiểu rủi ro.

Duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành thực phẩm trên 20>#/strong###

Theo Ông Trần Lệ Nguyên doanh thu của ngành thực phẩm trong những năm tiếp theo duy trì ở mức 20-25% tùy vào tình hình cụ thể. Thực phẩm là ngành ổn định, ít rủi ro.

Trước đó, trong đại hội cổ đông của KDC, đại diện của KDC cho biết sau sáp nhập công ty sẽ cố gắng duy trì mức lợi nhuận gộp trong 3 năm tới từ 30-36%. Lợi nhuận gộp cao do việc sáp nhập kem KIDOS vào KDC – ngành kem có lợi nhuận cao hơn so với ngành bánh kẹo. Do đó, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu trong 3 năm tới sẽ khoảng từ 15-17%.

Dự kiến doanh thu ngành thực phẩm sau sáp nhập là hơn 3.000 tỷ đồng, chưa tính doanh thu từ hoạt động bất động sản – ông Nguyên cho biết.

Định hướng của KDC là hàng năm chia cổ tức 24% cổ tức tiền mặt và thưởng từ 20% bằng cổ phiếu. Công ty chủ trương luôn thực hiện đúng lời hứa và nỗ lực để mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông.

Việc sáp nhập KIDOS, NKD vào KDC sẽ mang lại EPS sau sáp nhập giá trị lớn hơn so với trước sáp nhập và tăng bền vững, với mức tăng trưởng bình quân 03 năm sau khi sáp nhập khoảng 9%/năm như đã trình bày. Quan điểm riêng của CafeF về vấn đề này: sau sáp nhập dự kiến tốc độ tăng trưởng doanh thu trên 20%, tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu tăng lên, chi phí giảm xuống (như đã trình bày trong phương án sáp nhập) dự kiến lợi nhuận của KDC sẽ tăng trưởng cao hơn mức dự báo của CTCK Bảo Việt và do đó EPS sẽ tăng cao hơn mức 9%. Tuy nhiên ban điều hành của KDC rất thận trọng trong xây dựng các chỉ tiêu tài chính kế hoạch năm.

Lợi ích sáp nhập đối với công ty: Gia tăng vị thế cạnh tranh; giảm chi phí kinh doanh; giảm rủi ro kinh doanh; dễ dàng thu hút nhân sự; nâng cao tính minh bạch trong quản trị; cải thiện năng lực tài chính.

Lợi ích đối với cổ đông:

Tập đoàn Kinh Đô có quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, trở thành Tập đoàn thực phẩm lớn trong khu vực. Doanh thu năm đầu tiên sau sáp nhập ước đạt 167 triệu USD, đạt 400 triệu USD sau 5 năm sáp nhập;

EPS sau sáp nhập sẽ mang lại giá trị lớn hơn so với trước sáp nhập và tăng bền vững, với mức tăng trưởng bình quân 03 năm sau khi sáp nhập khoảng 9%/năm;

Gia tăng vốn hóa thị trường, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tăng khả năng huy động vốn để tài trợ cho các dự án trong tương lai;

Gia tăng khả năng thanh khoản của CP, tạo tiền đề niêm yết CP ở thị trường nước ngoài;

Nâng cao tính minh bạch chung của toàn tập đoàn; cổ đông nhận được các lợi thế khác: bất động sản, thặng dư vốn…

Tính đến thời điểm kết thúc quý I/2010, KIDO có 107,6 tỷ đồng thặng dư, vốn điều lệ 69 tỷ đồng, kế hoạch lợi nhuận 55,78 tỷ đồng.

Theo Cafef.vn